10:39 AM 24-06-2017- 10:39 AM 24-06-2017 - Lượt xem: 1008
Tesla - công ty sản xuất xe điện khổng lồ được dựng nên bởi tỷ phú, kẻ kiến tạo tương lai Elon Musk – đã chật vật với vấn đề an toàn lao động trong vài năm gần đây. Tổ chức phi lợi nhuận Worksafe tại California vừa công bố rằng tỉ lệ tai nạn lao động tại nhà máy Tesla ở Freemont, California đã cao hơn 30% so với mức trung bình của cả ngành công nghiệp trong năm 2014 và 2015.
Nhà máy lắp ráp xe Tesla tại Fremont, California.
Elon Musk khẳng định rằng vấn đề an toàn lao động là yếu tố được Tesla đặt lên hàng đầu, và rằng những hành động mới đây được Tesla thực hiện đã cải thiện rõ rệt con số đáng sợ mà Worksafe đưa ra: họ đã thuê thêm hàng ngàn công nhân viên để tạo nên một ca làm việc thứ ba, giảm thiểu thời gian làm thêm giờ và qua đó, giảm tỉ lệ tai nạn lao động xuống đáng kể.
Trong một email mà Musk mới gửi tới nhân viên của mình, ông đã thể hiện rằng mình coi trọng vấn đề tai nạn lao động này như thế nào. Dưới đây là trích đoạn một phần email của Musk được đăng tải trên trang Electrek:
“Không từ ngữ nào có thể bày tỏ được nỗi lo lắng của tôi trước sự an toàn và thể trạng của các bạn. Trái tim tôi vỡ nát khi biết ai đó đã bị thương khi đang làm những chiếc xe, đang cố gắng hết sức mình để khiến công ty Tesla trở nên thành công.
Nối tiếp theo những sự vụ này, tôi đã yêu cầu rằng mọi thương tổn cá nhân của công nhân phải được báo cáo trực tiếp lên tôi, không có một trường hợp nào là ngoại lệ. Tôi sẽ gặp mặt đội ngũ an toàn lao động hàng tuần và sẽ gặp trực tiếp từng cá nhân bị thương bất cứ khi nào họ đã hồi phục, làm vậy để tôi có thể hiểu được chính xác rằng chúng ta phải làm gì để khiến cho mọi thứ tốt đẹp hơn. Rồi tôi sẽ đích thân đi xuống dây chuyền sản xuất và tự mình làm việc đúng như những các bạn (những người công nhân) vẫn làm.
Đây rõ ràng là thứ mà mọi quản trị viên tại Tesla nên làm. Và tại Tesla, chúng tôi dẫn dắt công ty ở tiền tuyến, chứ không phải là từ nơi nào an toàn và trong một tòa cao ốc tráng lệ nào đó. Những người quản trị phải luôn đặt sự an toàn của toàn bộ đội ngũ làm việc lên trước bản thân họ”.
"No words can express how much I care about your safety and wellbeing. It breaks my heart when someone is injured building cars and trying their best to make Tesla successful.
Going forward, I've asked that every injury be reported directly to me, without exception. I'm meeting with the safety team every week and would like to meet every injured person as soon as they are well, so that I can understand from them exactly what we need to do to make it better. I will then go down to the production line and perform the same task that they perform.
This is what all managers at Tesla should do as a matter of course. At Tesla, we lead from the front line, not from some safe and comfortable ivory tower. Managers must always put their team's safety above their own".
Nếu như Elon Musk có thể chứng tỏ được rằng mình không hề nói suông, đó sẽ là một minh chứng, một tấm gương để mọi lãnh đạo của bất kì công ty nào, bất kì ngành nghề nào, noi theo. Đó là một người lãnh đạo sẵn sàng thực hiện mọi thứ để thay đổi, và rằng họ không hề ngại ngùng khi làm những công việc bình thường giống như bao người công nhân khác.
Ta học được gì từ email này?
Sự khôn khéo trong việc điều tiết cảm xúc – khả năng bắt cảm xúc phải phục vụ cho mình chứ không phải chống lại bản thân, chính là phẩm chất bằng vàng cần thiết cho mọi nhà lãnh đạo.
Tuy rằng đoạn mở đầu email của Musk có vẻ mùi mẫn đó, nhưng chính những lời hứa sẽ hành động mới thực sự là trọng tâm, là cú đánh mạnh nhất của toàn bộ thông điệp. Musk sẽ tới thăm từng người công nhân bị tai nạn lao động, tìm hiểu xem tại sao họ là bị thương và từ đó, sửa chữa dây chuyển sản xuất để có được một môi trường làm việc an toàn nhất.
Chưa hết, chính CEO của Tesla sẽ bước xuống dây chuyền, sát cánh cùng với những người công nhân để hiểu rõ hơn về công việc của họ cũng như về chính bản thân của từng người thợ. Khi mà đâu đó trong công ty có một vấn đề nan giải tồn đọng, những người lãnh đạo phải trực tiếp hành động để giải quyết nó, tham gia vào hoạt động chung của công ty – từ vi mô cho tới vĩ mô, vì một tương lai tốt đẹp hơn.
Musk thể hiện rằng, một khi trả lời được hai câu hỏi, là “Đâu là thách thức với đội ngũ làm việc và là nút thắt khó gỡ?” và “Ta phải làm gì để mọi việc được tốt đẹp hơn?”, thi không nhất thiết bạn là ai và giữ chức vụ gì, tất cả những người chung chiến tuyến với bạn chắc chắn sẽ sẵn sàng cống hiến cùng bạn.
Dưới đây là một phần khác của email từ Musk:
"Mọi người sẽ đều có quyền đỗ xe như nhau, ăn cùng bàn với nhau và sẽ không có văn phòng dành cho quản lý nào cả. Tôi nghĩ rằng những người quản lý nên làm việc ở tiền tuyến, cùng môi trường làm việc với toàn bộ đội ngũ của họ. Dù rằng tôi tự mình cai quản công ty, tôi vẫn chẳng có văn phòng riêng và thường xuyên phải di chuyển tới những chỗ khác trong công ty, những nơi mà công việc cần tôi nhất, và tôi ngủ ngay trên sàn công ty khi mà có một biến cố lớn gì đó diễn ra. Người quản lý cần phải chăm lo cho đội ngũ làm việc của mình trước khi lo cho chính mình - người giám sát phải phục vụ đội ngũ do mình cai quản - chứ không phải là ngược lại".
“Everyone will have equal access to parking, eating the same tables, and there will be no management offices. I am convinced that managers should work at the forefront, in the same work environment as the entire team. Even though I run the company myself, I still do not have my own office and often moved my workplace to the most challenging area in the factory and slept on the factory floor when there was a real crisis. Managers should always take care of their team before they take care of themselves – the supervisor is there to serve his team – not the other way round.”
Theo Dink
Trí thức trẻ